Theo thống kê của Điều tra dân số Mỹ, chỉ riêng năm 2021 có 111.000 người di cư từ California đến Texas, tăng 80% so với năm 2012. Trung bình mỗi ngày có 300 người rời California để đến Texas, tờ USA Today cho biết. Số người rời California để đến Texas đã tăng 36% từ năm 2016 đến năm 2021. Xu hướng di dân quy mô khá lớn từ California đến Texas được người Mỹ gọi là Tedoxus, viết tắt của Texas và Edosxus (di dân).
Theo nghiên cứu, trong số các xu hướng di cư khác nhau, từ Santa Clara (California) đến Dallas (Texas), nổi bật nhất là việc thuận lợi về mặt tài chính cho người mua nhà.
Ở Texas, người mua nhà có thể tiết kiệm được hơn 1 triệu USD. Giá niêm yết một căn nhà trung bình tại Dallas 410.000 USD, so với một căn nhà tương tự tại Santa Clara giá lên tới 1.467.000 USD. Mức chênh lệch giá lên tới 2,5 lần.
Và không chỉ người dân, nhiều công ty lớn cũng đã đầu tư vào Texas với những tên tuổi đình đám như Tesla, Samsung, Aecom … với số vốn đầu tư khổng lồ hàng chục tỷ đô la. Nghiên cứu cũng chỉ ra việc các ông lớn đầu tư hoặc dời đô về Texas là để tận dụng lợi thế về hạ tầng công nghiệp, lao động rẻ hơn và môi trường kinh doanh thân thiện hơn.
Người Mỹ mô tả phong trào này là hoán đổi cảnh hoàng hôn ở California để lấy cảnh bình minh ở Texas, một ẩn ý thú vị khi so sánh một thành phố đã “đứng tuổi” và một thành phố trẻ đầy sức sống với nhiều động lực và không gian phát triển.
Không chỉ ở California, rất nhiều thành phố lớn trên thế giới cũng diễn ra xu hướng này như: London, Zurich, Geneva, Tokyo,… kể cả ở Đông Nam Á như Manila hay thậm chí Indonesia đã quyết định dời đô ra khỏi Jakarta. Xu hướng này càng được khẳng định sau đại dịch với hiệu quả của mô hình làm việc tại nhà.
Vậy ở Việt Nam xu hướng này diễn ra thế nào?
Kể từ đại dịch Covid 19, Việt Nam xuất hiện phong trào “Bỏ phố về làng” được nhiều người hưởng ứng. Tuy nhiên, đây là cuộc chơi không dành cho những người chưa đủ tích lũy và sau khoảng 1 đến 2 năm về làng, rất nhiều người đã phải một lần nữa lại bỏ làng lên phố, đặc biệt là thế hệ Millennials (thế hệ thiên niên kỷ, nhóm nhân khẩu học nằm giữa thế hệ X và thế hệ Z – sinh từ năm 1981 đến 1996).
Texodus chính là gợi ý cho thế hệ Millennials ở TP.HCM và Hà Nội hiện nay với hiệu ứng mà chúng tôi gọi là “Bỏ đô sang phố”, hoán đổi nơi sinh sống để đón nhận bình minh ở những thành phố trẻ đầy sức sống. Việt Nam có rất nhiều “Texas” như Bình Dương, Đồng Nai, Bắc Ninh, Hải Phòng, Thái Nguyên với sự tương đồng đến kinh ngạc.
Tại Bình Dương giá đất khoảng 40 triệu/m2, trong khi ở Sài Gòn giá đất không dưới 100 triệu/m2, gấp 2,5 lần, đặc biệt là thành phố trẻ Tân Uyên giá chỉ hơn 20 triệu đồng/m2 và là nơi đầu tư của các đại bàng như Lego, AEON, Pandora,…
Tại Bắc Ninh giá đất khoảng 60 triệu/m2 trong khi Hà Nội giá 150 triệu đồng/m2, gấp 2,5 lần, đặc biệt tại thành phố Từ Sơn giá chỉ 40 triệu đồng/m2 và là cứ điểm của các ông lớn Samsung, Canon, Amkor,….
Tại Hải Phòng giá đất nội thành 100 triệu/m2, gấp 2,5 lần giá đất Thủy Nguyên 40 triệu/m2 và cũng là nơi hội tụ các đại gia: LG, Vingroup, Sungroup,…
Trùng lặp đến kinh ngạc khi Tân Uyên, Từ Sơn, Thủy Nguyên đều bắt đầu từ một chữ T, và 3 chữ T này đều vừa hoặc sắp lên Thành phố. Ba thành phố Trẻ đều có hạ tầng phát triển top đầu cả nước và vẫn đang được tiếp tục đầu tư hoàn thiện, lực lượng lao động giá rẻ và lành nghề, môi trường kinh doanh thân thiện và ngày càng thông thoáng hơn.
Texodus, “Bỏ đô sang phố” sẽ là xu hướng tất yếu trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin hỗ trợ tốt cho việc kết nối như hiện nay.
San Francisco vỉa hè vắng bóng người đi bộ. Tàu điện, xe bus lác đác vài bóng qua ô cửa. Giờ đi làm xe không còn cảnh chen chúc. Những con đường thôi rồi cảnh kẹt xe dằng dặc. Chính quyền thành phố thở phào vì bớt ô nhiễm. Nhưng các ngành dịch vụ thì… méo mặt vì thua lỗ.